TTS phải tuân thủ các điều kiện ATTP khi làm việc ở Công ty Thực Phẩm Nhật Bản

Chế biến thực phẩm là đơn hàng được nhiều bạn trẻ lựa chọn khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Tuy nhiên, bạn đã biết về công việc thực tế cũng như quy trình làm việc của đơn hàng này hay chưa? Hãy để Nozomi Japan giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về từng quy trình làm việc theo đơn hàng cơm hộp, Chế biến thực phẩm nhé.

Các quy trình trước và trong khi làm việc của đơn hàng thực phẩm

Quy trình chuẩn bị trước khi bắt đầu công việc: Đi qua máy dò kim loại và làm sạch quần áo

Người Nhật luôn tuân thủ quy tắc đúng giờ. Vì vậy, họ thường yêu cầu nhân viên đến sớm hơn giờ làm chính thức khoảng 10 - 15 phút để chuẩn bị và hoàn thành các thủ tục trước khi bắt tay vào công việc.

nguoi lao dong phai thay dong phuc truoc khi vào khu vuc che bien
Người lao động phải mặc đồng phục tại công ty
 

Khi đến công ty, người lao động cần phải trải qua bước kiểm tra nghiêm ngặt. Sau khi thay đồng phục xong, các bạn sẽ đi vào khu máy dò kim loại. Tại đây sẽ có một người cầm máy quét để dò xem bạn có mang theo đồ vật kim loại nào không (chẳng hạn như nhẫn hay vòng cổ,...), kế đến là đo thân nhiệt (đây là khâu bắt buộc phải làm kể từ khi dịch Covid 19 bùng phát) và kiểm tra móng tay xem có dài quá không. Móng tay dài sẽ làm thủng găng tay gây ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.

Sau khi kiểm tra xong, người lao động sẽ dùng 1 thanh lăn để lăn hết trên đồng phục nhằm loại bỏ tóc, bụi bẩn. Kế đến người lao động cần phải rửa tay bằng xà phòng rồi đi vào phòng diệt khuẩn để làm khô tay và quần áo. 

rua tay truoc khi lam
Rửa tay là quy định bắt buộc trước khi làm việc
 

Tiếp đến là khu vực đồ phụ kiện, tại đây người lao động sẽ đeo găng tay, tạp dề và những đồ dùng cần thiết khác phục vụ cho công việc. Sau đó mới đi vào khu vực chế biến, sản xuất để làm việc.

Nhật Bản nổi tiếng là đất nước rất coi trọng vệ sinh an toàn thực phẩm, do vậy mọi khâu sản xuất đều được kiểm soát chặt chẽ. Trước khi vào làm, mỗi người sẽ được phân công vào từng khu khác nhau, người phụ khách khu rau củ, người đảm nhận khu vực cắt thịt cá, khu vực chế biến….

Công việc trong khu vực chế biến đồ ăn

Nhìn chung, công việc đơn hàng thực phẩm không quá vất vả, người lao động được thay đổi khu vực phụ trách để tránh nhàm chán. Tuy nhiên, thời gian nghỉ có sự khác biệt với các ngành khác. Tùy theo lịch của doanh nghiệp mà người lao động có được nghỉ thứ 7, chủ nhật hay không. Hoặc có thể thay phiên nhau nghỉ để không ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.

khu vuc che bien do an
Khu vực sơ chế nguyên liệu đầu vào của đơn hàng thực phẩm
 

Khu vực xếp đồ ăn và đóng gói. Tùy theo thực đơn của ngày, người lao động sẽ phân chia lượng thức ăn đúng, đủ vào từng hộp, cũng như xếp đúng vị trí các món. Hộp cơm di chuyển trên băng chuyền khá chậm, nên người lao động sẽ có thời gian quan sát và đặt đúng vị trí đồ ăn. Thông thường phần đóng gói sẽ do máy móc, nên bạn chỉ cần đứng xếp các hộp cơm thành phẩm vào thùng và dán giá thành niêm yết rồi chuyển đi. 

Tất cả công ty, nhà máy hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đều có đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng lên thực đơn hàng ngày và đảm bảo mức độ an toàn trong từng sản phẩm.

Trên đây là những hình ảnh công việc hàng ngày của các bạn lựa chọn đơn hàng thực phẩm. Nếu bạn đang có mong muốn được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0989.25.51.51, đội ngũ nhân viên tư vấn của Nozomi Japan sẽ gọi lại và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.


 

chia sẻ bài viết

Để lại bình luận