Quy trình khám sức khỏe đi XKLĐ Nhật khó hay dễ?
Xuất khẩu lao động Nhật Bản đang trở thành ngành nghề hot đối với giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, khi được yêu cầu đi khám sức khỏe để hoàn thành hồ sơ XKLĐ thì có khá nhiều bạn còn lo lắng không biết nên đi khám sức khỏe ở đâu? Quy trình khám sức khỏe như thế nào? Làm thế nào để tiết kiệm thời gian đi khám sức khỏe?...
Và nếu bạn cũng đang muốn tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản nhưng vẫn chưa nắm được quy trình khám sức khỏe thì cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm câu trả lời nhé!
1. Quy trình khám sức khỏe đi XKLĐ Nhật Bản
Người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ phải tham gia vào quy trình khám sức khỏe, bao gồm những bước sau:
Bước 1: Các công ty XKLĐ Nhật Bản đưa người lao động đến bệnh viện để làm thủ tục và khám sức khỏe. Trước khi đi XKLĐ người lao động cần được kiểm tra sức khỏe ít nhất hai lần, chia thành các đợt gồm: đợt 1 trước khi tham gia thi tuyển nhập học khóa đào tạo XKLĐ tại các công ty và đợt 2 là trước khi xuất cảnh từ 10-15 ngày để đảm bảo người lao động luôn trong tình trạng sức khỏe tốt. Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp người lao động sẽ được các công ty yêu cầu đi khám sức khỏe đột xuất.
Bước 2: Nhận form mẫu, điền đầy đủ thông tin dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ và nộp lệ phí. Các bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì thủ tục khám sức khỏe tổng quát vô cùng đơn giản và diễn ra nhanh chóng. Nếu như bạn có thắc mắc hoặc yêu cầu cần được giải đáp hãy hỏi trực tiếp bác sĩ, nhân viên y tế hoặc người trực ban để được kịp thời hỗ trợ.
Bước 3: Tiến hành đi khám sức khỏe theo từng hạng mục được ghi trong phiếu. Thông thường quy trình thăm khám sức khỏe sẽ được tiến hành theo các thứ tự sau:
- Khám thể lực tổng thể: kiểm tra huyết áp, tim mạch, đo chiều cao.
- Khám nội tổng quát: khám da liễu - dị ứng, kiểm tra răng hàm mặt và tai mũi họng, đo thị lực, khám nội.
- Chẩn đoán hình ảnh: chụp X-quang tim phổi thẳng, đo điện tâm đồ.
- Xét nghiệm: xét nghiệm nước tiểu phân tích nước tiểu 10 thông số, xét nghiệm huyết học, xét nghiệm miễn dịch, xét nghiệm kiểm tra có thai hay không ở nữ giới.
- Ngoài ra, nếu cần bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm một số phương pháp chẩn đoán khác như xét nghiệm viêm gan A, B, C; tỷ lệ huyết sắc tố; siêu âm; điện não đồ; tốc độ lắng máu,… để xác định cụ thể tình trạng sức khỏe của bạn, tránh những rắc rối phát sinh về sau liên quan đến sức khỏe.
Bước 4: Sau khi đã hoàn thành thủ tục và khám sức khỏe, người lao động có thể ra về, sau đó chờ từ 1 đến 2 ngày để nhận giấy khám sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn một trong hai phương thức để thuận tiện nhất cho việc làm hồ sơ là đến tận nơi lấy hoặc gửi giấy về công ty.
2. Cách tiết kiệm thời gian khi đi khám sức khỏe xuất khẩu lao động Nhật.
Tuy quy trình thăm khám sức khỏe đi XKLĐ Nhật Bản không quá khó khăn, nhưng nhiều bạn vẫn phải đi lại nhiều lần vừa mất tiền của vừa tốn thời gian. Bởi vậy, để quy trình thăm khám sức khỏe đi XKLĐ Nhật Bản được diễn ra nhanh chóng bạn cần tuân thủ những yêu cầu sau đây:
- Khi đến làm hồ sơ, thủ tục khám sức khỏe, nên đem theo bên mình từ 3 đến 5 ảnh thẻ cỡ 4x6.
- Do kết quả khám sức khỏe chỉ được chấp nhận tại các bệnh viện từ tuyến quận/huyện trở lên và chỉ được thực hiện vào giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần nên bạn cũng cần tranh thủ thời gian, tránh các khung giờ cao điểm để việc kiểm tra được tiến hành thuận lợi và nhanh chóng.
- Chi phí khám sức khỏe đi XKLĐ Nhật được chia thành hai mức là 690.000 VNĐ cho khám thường và 740.000 VNĐ cho các dịch vụ khám, nhận kết quả nhanh.
- Không nên uống nhiều nước lọc trước khi đi khám sức khỏe. Không ăn đồ ngọt, uống sữa, uống các loại nước ngọt, nước tăng lực nếu đi khám vào buổi sáng bởi những thực phẩm này sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Tránh ăn quá no hoặc để bụng đói khi khám vào buổi chiều, nên ăn nhẹ vào các bữa để cơ thể có thể hoạt động hiệu quả nhất.
- Giữ tinh thần ổn định, thoải mái khi đi khám sức khỏe tổng quát. Nhiều bạn thường tỏ ra khá căng thẳng khi phải đến bệnh viện hoặc khi phải thực hiện các quy trình xét nghiệm, chính điều này sẽ khiến các dây thần kinh căng thẳng, cơ thể mệt mỏi, dẫn đến việc cho kết quả kiểm định sai lệch.
3. Những trường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khỏe đi xuất khẩu lao động Nhật
Người lao động mắc 1 trong 13 bệnh cấm nhập cảnh do Chính phủ Nhật Bản đề ra gồm: bệnh hô hấp, bệnh tim mạch, bệnh thận - tiết niệu, bệnh nội tiết, bệnh đường tiêu hóa, bệnh thần kinh, bệnh tâm thần, bệnh da liễu, bệnh tai - mũi - họng, bệnh xương khớp, bệnh ở cơ quan sinh dục, bệnh răng hàm mặt, bệnh về mắt.
Có hình xăm trên người.
Người bị dị tật, bị cụt ngón tay.
Người bị cận thị quá 6/10 (tùy một vài trường hợp có thể ngoại lệ).
Người có khuyết tật về chân tay (hình thành sau khi bị gãy xương) hoặc đã từng phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cũng không thể tham gia XKLĐ Nhật Bản.
Tất cả những trường hợp không cho ra kết quả sức khỏe đều không thể tham gia chương trình XKLĐ Nhật.
Mọi thông tin về XKLĐ Nhật Bản xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ NOZOMI JAPAN
Địa chỉ: Tầng 5, Toàn nhà M5, 91 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0393125151